Quy định cấm giữ giấy tờ gốc của người lao động

Việc công ty thỏa thuận giữ giấy tờ gốc của người lao động để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng lao động có đúng hay không? Nếu không đúng thì việc xử lý đối với Doanh nghiệp giữ giấy tờ gốc của người lao động hiện nay như thế nào?

Trả lời:

1/ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được “Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Việc công ty thỏa thuận giữ giấy tờ gốc của người lao động để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là trái với quy định pháp luật.

2/ Các quy định về xử phạt hành chính:

+ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;”

+ Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 95/2013NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, doanh nghiệp giữ giấy tờ gốc của người lao động buộc phải trả lại giấy tờ đó cho người lao động và đồng thời có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Để được Văn phòng luật sư Văn Phòng Tư Vấn Luật tư vấn về các Quy định cấm giữ giấy tờ gốc của người lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH Văn Phòng Tư Vấn Luật
 
Hotline: 0902622486
 
Email: dovanchuc@gmail.com
 
Địa chỉ: Tầng 1,số 12 lô 2 tiểu KĐT Nam La Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Đăng ký Dịch vụ!

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí Cơ hội nhận được nhiều ưu đãi

Bàn ghế phòng đào tạo

0902622486